Viện kiểm sát cấp huyệnVKSND Huyện Thanh Ba
Những nội dung cần trao đổi về hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự 2015.
01:39 - Thứ Hai, 17/10/2016
Một số nội dung cần trao đổi về hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự 2015.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay và đảm bảo cho các hình phạt đã tuyên được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất, đảm bảo tính giáo dục, răn đe và đảm bảo tính công bằng trong việc chấp hành hình phạt, Bộ luật hình sự 2015 đã có những sửa đổi quan trọng nhằm đảm bảo, phát huy tính giáo dục và tác dụng của các loại loại hình phạt khác nhau. Tuy nhiên qua nghiên cứu tôi nhận thấy đối với hình phạt Cải tạo không giam giữ và Chế định án treo được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 cần được trao đổi để kịp thời có những hướng dẫn thực hiện trong thời gian tới khi luật có hiệu lực thi hành.
Thứ nhất: Về biện pháp bảo đảm việc thi hành án:
Đối với hình phạt Cải tạo không giam giữ và Chế định án treo được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 về cơ bản thì Tòa án đều giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
Xét về mặt hình thức thì cải tạo không giam giữ là một loại hình phạt còn án treo chỉ là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù, đúng ra thì “hình phạt” cũng cần có quy định chặt chẽ về biện pháp bảo đảm việc chấp hành. Tuy nhiên BLHS 2015 chỉ mới quy định: “ nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo”. Khoản 5 điều 65 BLHS quy định: “Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này”.
Còn đối với người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, tại Khoản 4 điều 36 BLHS chỉ quy định: “ Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự” mà không có quy định ràng buộc nào về việc người chấp hành án không chấp hành. Trong thực tế hiện nay, có một số trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ không chấp hành các quy định của Luật thi hành án hình sự như đi khỏi địa phương không báo cáo, …vì vậy nếu không có quy định ràng buộc việc chấp hành thì hình phạt sẽ không còn tác dụng và không đảm bảo tính công bằng đối với những người bị kết án khác.
Thứ hai: Về nội dung thực hiện một số nghĩa vụ của người bị phạt cải tạo không giam giữ:
Tại Khoản 4 điều 36 BLHS quy định:
"Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần”.
Với quy định “Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm” như trên xét thấy cũng cần kịp thời có hướng dẫn cụ thể như thế nào được coi là có việc làm, bởi trong thực tế hiện nay có rất nhiều người bị kết án có nghề nghiệp làm ruộng, lao động tự do (Làm thuê ) khi có việc, khi không có việc, những trường hợp này cần xác định như thế nào, ai có thẩm quyền xác nhận, lấy căn cứ nào để xác nhận mức thu nhập để khấu trừ theo quy định.
Với quy định “mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt” thấy cũng cần kịp thời bổ xung hướng dẫn về việc giám sát đối với người phải thi hành án về nội dung này, khi xác định người phải thi hành án mất việc làm thì cơ quan được giao giám sát, giáo dục phải báo cáo cơ quan nào, cơ quan nào sẽ ra quyết định buộc người chấp hành án thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng…
Cũng với nội dung về biện pháp đảm bảo như đã nêu trên thì nếu người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không chấp hành quy định về lao động phục vụ cộng đồng thì sẽ bị xử lý như thế nào, bởi nếu không có chế tài để bắt buộc người chấp hành án thì các nội dung quy định trên của Luật sẽ chỉ là hình thức mà thôi.
Qua các nội dung như đã nêu trên tôi nhận thấy rằng để áp dụng đúng thời gian BLHS vào thực tiễn theo quy định và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng luật, cần sớm có văn bản liên ngành Trung ương để quy định cụ thể thêm về biện pháp đảm bảo thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và hướng dẫn về thẩm quyền xác nhận, cơ quan giám sát về việc làm của người thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, cơ quan ra quyết định buộc người chấp hành án thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng.
Đỗ Anh Tú - VKS huyện Thanh Ba
- Ảnh Hội thao truyền thống lần thứ IV (26/7/1960 - 26/7/2020)
- Ảnh Đại hội Đảng bộ VKSND tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Ảnh Hội thao truyền thống lần thứ III (26/7/1960 - 26/7/2019)
- Cán bộ nữ công VKS 2 cấp dâng hương tượng đài đồng chí Hoàng Quốc Việt năm 2019
- Ảnh cán bộ nữ công VKS tỉnh Phú Thọ tưởng niệm và báo công dâng Bác tại K9
- Thời hiệu khởi kiện áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
-
Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
-
Một số vướng mắc khi áp dụng, thi hành hình phạt Cải tạo không giam giữ, quy định tại Điều 36 BLHS
-
Chi bộ Văn phòng tổng hợp tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý II/2020
-
Trao đổi về thủ tục niêm yết văn bản tố tụng dân sự của tòa án
-
Vướng mắc trong việc áp dụng quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp
-
Một số vướng mắc khi áp dụng quy định của BLHS 2015, sửa đổi 2017 về tội Tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy