Viện kiểm sát cấp tỉnhPhòng 7
TAND tỉnh Phú Thọ chấp nhận kháng nghị của VKSND tỉnh Phú Thọ một cách thuyết phục
10:23 - Thứ Tư, 24/07/2019
Cụ thể tại bản án số 35 ngày 19/3/2019 của TAND thành phố Việt Trì đã áp dụng Điểm a khoản 3 điều 173, điểm s khoản 1, khoản 2 điều 51, Điều 36, Điều 91, Điều 100 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Phạm Văn Đô 36 tháng cải tạo không giam giữ về tội trộm cắp tài sản, quyết định về bồi thường thiệt hại. Ngoài ra bản án còn tuyên về phần xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo của bị cáo, người đại diện theo pháp luật của bị cáo, nguyên đơn dân sự.
Nhận thấy với hành vi trộm cắp tài sản trị giá 289.500.000 đồng, Tòa án nhân dân thành phố Việt Trì đã xét xử bị cáo Phạm Văn Đô về tội " Trộm cắp tài sản" theo điểm a, khoản 3, điều 173 Bộ luật hình sự là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. nhưng việc áp dụng hình phạt có vi phạm.
Mặc dù Phạm Văn Đô khi thực hiện tội phạm chưa đủ 16 tuổi, nhưng bị cáo đã biết tự đi xe Taxi từ Hưng Yên lên Việt Trì nơi cách rất xa nơi ở của bị cáo với mục đích trộm cắp tài sản, bị cáo thực hiện hành vi rất nguy hiểm, giá trị tài sản lớn, thủ đoạn của bị cáo tinh vi. Mặc dù còn ít tuổi nhưng bị cáo có nhân thân rất xấu, nhiều lần có hành vi trộm cắp tài sản lớn nhưng do yếu tố độ tuổi nên chỉ bị xử lý hành chính, hồ sơ còn thể hiện bị cáo thường xuyên bỏ nhà đi lang thang, không ở đâu cố định. Theo nguyên tắc áp dụng hình phạt với người dưới mười tám tuổi, Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm ở chỗ:
Bị cáo Phạm văn Đô chỉ có 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 51 và một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 điều 51 của Bộ luật hình sự, vì vậy không đủ điều kiện để áp dụng điều 54 của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, mặc dù khi phạm tội bị cáo là người dưới 16 tuổi, bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào, nhưng xét về tính chất nguy hiểm của hành vi, xét về nhân thân của bị cáo đã nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, thủ đoạn ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp hơn, điều này thể hiện sự coi thường pháp luật của bị cáo. Thấy rằng Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 36 tháng cải tạo không giam giữ là quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, hậu quả của hành vi phạm tội mà bị cáo gây ra, hạn chế tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm. Nếu tiếp tục để bị cáo cải tạo ngoài xã hội sẽ tạo nguy cơ vi phạm hoặc tái phạm tội rất cao.
Hội đồng xét xử thẩm vấn bị cáo
Liên quan đến việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với bị cáo thấy rằng nếu áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. Như vậy nếu theo Bản án việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ mà đúng theo pháp luật thì phải xác định mức hình phạt cải tạo không giam giữ cao nhất được áp dụng là đến 03 năm, đối với người dưới 18 tuổi thì mức cao nhất được áp dụng không được quá 18 tháng (1/2 của 3 năm). Việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo Phạm Văn Đô phải chịu mức hình phạt 36 tháng cải tạo không giam giữ là mức cao nhất của loại hình phạt này là chưa đúng theo quy định tại điều 100 của Bộ luật hình sự.
Ngoài ra, Hội đồng xét xử tuyên tịch thu số tài sản của bị cáo để sung quỹ nhà nước làm bất lợi cho bị cáo, chưa đúng với tinh thần hướng dẫn tại mục 7 phần I công văn số 01/2017/GĐ- TANDTC ngày 07 tháng 4 năm 2017 về Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ của Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời cấp sơ thẩm xác định tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng chưa rõ ràng; áp dụng chưa đầy đủ các quy định của Bộ luật dân sự về trách nhiệm phải trả lãi, mức lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
Xét thấy bị cáo đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần nhưng không tự giác tu dưỡng, rèn luyện, không có ý thức chấp hành pháp luật, việc cấp sơ thẩm cho bị cáo được hưởng hình phạt cải tạo không giam giữ đồng thời với mức hình phạt 36 tháng cải tạo không giam giữ là không đúng với quy định tại Điều 100 Bộ luật hình sự. Vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đã kháng nghị phúc thẩm, đề nghị sửa một phần Bản án hình sự sơ thẩm số 35/2019/HSST ngày 19 tháng 3 năm 2019 của Tòa án nhân dân thành phố Việt Trì theo hướng chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn đối với bị cáo Phạm Văn Đô (từ hình phạt cải tạo không giam giữ sang hình phạt tù có thời hạn); xem xét lại về xử lý vật chứng; áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về trách nhiệm phải trả lãi, mức lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền; Xác định rõ tư cách tham gia tố tụng.
Ngày 26 tháng 6 năm 2019, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Trên cơ sở kháng nghị của Viện kiểm sát và phát biểu, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã chấp nhận toàn bộ nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Toàn cảnh phiên toà xét xử phúc thẩm
Hoàng Cao Minh - Phòng 7 VKS tỉnh
Tin khác
- Đoàn giám sát ban pháp chế HĐND tỉnh đối với Tòa án, Viện kiểm sát
- VKSND và Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ ký quy chế phối hợp tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp.
- Tổ chức các Phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm năm 2016 của VKS tỉnh Phú Thọ.
- Hướng dẫn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2016
- Ảnh Hội thao truyền thống lần thứ IV (26/7/1960 - 26/7/2020)
- Ảnh Đại hội Đảng bộ VKSND tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Ảnh Hội thao truyền thống lần thứ III (26/7/1960 - 26/7/2019)
- Cán bộ nữ công VKS 2 cấp dâng hương tượng đài đồng chí Hoàng Quốc Việt năm 2019
- Ảnh cán bộ nữ công VKS tỉnh Phú Thọ tưởng niệm và báo công dâng Bác tại K9
- Thời hiệu khởi kiện áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
-
Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
-
Một số vướng mắc khi áp dụng, thi hành hình phạt Cải tạo không giam giữ, quy định tại Điều 36 BLHS
-
Chi bộ Văn phòng tổng hợp tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý II/2020
-
Trao đổi về thủ tục niêm yết văn bản tố tụng dân sự của tòa án
-
Vướng mắc trong việc áp dụng quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp
-
Một số vướng mắc khi áp dụng quy định của BLHS 2015, sửa đổi 2017 về tội Tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy