Viện kiểm sát cấp tỉnhPhòng 7
VKSND và Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ ký quy chế phối hợp tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp.
07:45 - Thứ Ba, 23/05/2017
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và các Chỉ thị công tác số 01/CT-VKSTC ngày 28/12/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về "Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2017", Chỉ thị số 01/2017/CT - CA ngày 16/01/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc "Triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017", trong đó nhiệm vụ trọng tâm đặt ra đối với đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên của 2 ngành Tòa án và Kiểm sát các cấp là: Tổ chức các phiên tòa xét xử theo đúng tinh thần cải cách tư pháp.

Đại biểu, Lãnh đạo, cán bộ hai ngành trong buổi ký kết quy chế
Trước yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc nâng cao năng lực, kỹ năng xét xử và tranh tụng cho đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân 2 cấpTỉnh Phú Thọ trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động... đồng thời tạo sự thống nhất cao về mặt nhận thức cũng như cách thức trong việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp. Ngày 11/5/2017, với sự có mặt của đại diện Ban nội chính Tỉnh ủy Phú Thọ, Văn phòng tỉnh ủy Phú Thọ cùng Lãnh đạo, cán bộ 2 ngành Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ, hai ngành Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã long trọng tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp trong việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại và lao động.
Bản quy chế này gồm 3 chương và 9 điều, quy định về đối tượng, phạm vi, mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc phối hợp, nội dung và hình thức phối hợp. Việc ban hành quy chế nhằm thống nhất tổ chức thực hiện tại Tòa án và Viện kiểm sát 2 cấp trong tỉnh Phú Thọ và nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xét xử và kiểm sát hoạt động tư pháp, xác định rõ vị trí, quyền hạn cũng như trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh của đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên tại các phiên tòa. Đồng thời, nâng cao trình độ lý luận, chất lượng tranh tụng, cũng như xây dựng hình ảnh của Thẩm phán và Kiểm sát viên 2 cấp tỉnh Phú Thọ trong hoạt động xét xử. Thông qua xét xử các vụ án rút kinh nghiệm để hạn chế những tồn tại, phát huy các ưu điểm, kịp thời có những kiến nghị để các cấp có thẩm quyền nghiên cứu hoàn thiện pháp luật cũng như hướng dẫn giải đáp các vướng mắc trong công tác xét xử. Qua đó góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Lãnh đạo 2 ngành Tòa án và Viện kiểm sát ký kết quy chế
Phòng 7-VKSND tỉnh Phú Thọ
- Ảnh Hội thao truyền thống lần thứ IV (26/7/1960 - 26/7/2020)
- Ảnh Đại hội Đảng bộ VKSND tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Ảnh Hội thao truyền thống lần thứ III (26/7/1960 - 26/7/2019)
- Cán bộ nữ công VKS 2 cấp dâng hương tượng đài đồng chí Hoàng Quốc Việt năm 2019
- Ảnh cán bộ nữ công VKS tỉnh Phú Thọ tưởng niệm và báo công dâng Bác tại K9
- Thời hiệu khởi kiện áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
-
Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
-
Một số vướng mắc khi áp dụng, thi hành hình phạt Cải tạo không giam giữ, quy định tại Điều 36 BLHS
-
Chi bộ Văn phòng tổng hợp tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý II/2020
-
Trao đổi về thủ tục niêm yết văn bản tố tụng dân sự của tòa án
-
Vướng mắc trong việc áp dụng quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp
-
Một số vướng mắc khi áp dụng quy định của BLHS 2015, sửa đổi 2017 về tội Tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy