Viện kiểm sát cấp tỉnhPhòng 10
Hướng dẫn số 04/HD-VKSTC-V10 ngày 07/01/2016
09:43 - Thứ Sáu, 26/08/2016
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 25/12/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của Ngành kiểm sát năm 2016; Hướng dẫn số 04/HD-VKSTC-V10 ngày 07/01/2016 của Vụ 10 – Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “Công tác kiểm sát giả quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật năm 2016” và Kế hoạch số 01/KH-VKS ngày 04/01/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ về “Kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 2016”
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 25/12/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của Ngành kiểm sát năm 2016; Hướng dẫn số 04/HD-VKSTC-V10 ngày 07/01/2016 của Vụ 10 – Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “Công tác kiểm sát giả quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật năm 2016” và Kế hoạch số 01/KH-VKS ngày 04/01/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ về “Kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 2016”. Phòng 10 - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ xây dựng Chương trình công tác kiểm sát năm 2016 và hướng dẫn nghiệp vụ đến Viện kiểm sát cấp huyện, cụ thể như sau:
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ¸n KDTM, LAO ĐỘNG, ÁN HÀNH CHÍNH NĂM 2016:
Năm 2016, Phòng 10 - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ và Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành, thị tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm sát trong lĩnh vực giải quyết các vụ ¸n hành chính; các vụ việc kinh doanh thương mại, lao động, phá sản doanh nghiệp và kiểm sát việc xét quyết định xử lý vi phạm hành chính trong việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc (theo quy định tại Pháp lệnh số 09 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội).
1. Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức đúng đắn, đầy đủ và nâng cao trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vận dụng đúng những nội dung của Luật tố tụng hành chính nhất là những nội dung mới sửa đổi của Luật Tố tụng Hành chính sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016; Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2011 và tiếp tục sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016; Pháp lệnh số 09 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện công tác kiểm sát. Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện tốt Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2013; Nghị quyết số 37 của Quốc Hội; Nghị quyết số 63; Nghị quyết số 96; Nghị quyết số 111 của Quốc Hội; các Nghị quyết khác của Quốc Hội về thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
2. Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, Phòng 10 và các đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện chủ động đề xuất với Lãnh đạo Viện kiểm sát tỉnh kiện toàn về tổ chức, nghiên cứu, sắp xếp cán bộ, kiểm sát viên, nhằm đáp ứng yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ của Ngành theo quy định của Luật tố tụng hành chính sửa đổi năm 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 và Pháp lệnh số 09 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội, đảm bảo có đủ kiểm sát viên tham gia các phiên toà, phiên họp giải quyết vụ ¸n hành chính, kinh doanh thương mại, lao động, phá sản doanh nghiệp và việc thực hiện pháp lệnh số 09.
3. Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên tại các phiên toà, phiên họp giải quyết các vụ án hành chính; các vụ việc kinh doanh thương mại, lao động theo quy định của pháp luật.
4. Tiếp tục nâng cao số lượng, chất lượng, hiệu quả kháng nghị của Viện kiểm sát hai cấp nhất là kháng theo thủ tục phúc thẩm cùng cấp đối với các bản án, quyết định về hành chính, kinh doanh thương mại, lao động, việc thực hiện Pháp lệnh số 09 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội.
Trên tinh thần đó, để đạt được kết quả trong công tác nghiệp vụ năm 2016, Phòng 10 đề ra nội dung chương trình công tác cụ thể để làm cơ sở, định hướng cho việc thực hiện nhiệm vụ công tác đối với Viện kiểm sát cấp huyện như sau:
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. Kiểm sát việc thụ lý và trả lại đơn khởi kiện của Toà án.
Từ việc Toà án gửi các thông báo trả lại đơn khởi kiện, thông báo thụ lý để tiến hành kiểm sát chặt chẽ việc trả lại đơn khởi kiện và việc thụ lý vụ án kinh doanh thương mại, lao động, án hành chính của Tòa án và thực hiện quyền kiến nghị với Toà án khi phát hiện có vi phạm về việc thụ lý hoặc trả lại đơn khởi kiện sai. Khi kiểm sát đối với hoạt động này của Toà án cần lưu ý, nội dung của thông báo thụ lý, thông báo trả lại đơn khởi kiện phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 168 và 174 của BLTTDS; Điều 103, 109 Luật Tố tụng Hành chính. Đặc biệt là nội dung khởi kiện về vấn đề gì phải được ghi rõ và đầy đủ, thông báo nào không đầy đủ phải yêu cầu Toà án bổ sung.
2. Việc tham gia phiên toà, phiên họp.
Tiếp tục thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trong việc Viện kiểm sát hai cấp tham gia 100% các phiên họp sơ thẩm giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động và tham gia các phiên toà xét xử đối với các vụ án kinh doanh thương mại, lao động trong các trường hợp khi Toà án tiến hành thu thập chứng cứ, vụ án có đối tượng tranh chấp và tài sản công và lợi ích công....
Liên quan đến việc Kiểm sát viên tham gia các phiên tòa, phiên họp giải quyết các vụ án hành chính có điểm mới đó là kể từ khi Luật tố tụng hành chính sửa đổi có hiệu lực thi hành (01/7/2016) theo đó Luật quy định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giao cho TAND cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Song Kiểm sát viên Viện kiểm sát cấp huyện sẽ tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính theo hướng mà Nghị quyết của Quốc hội đưa ra đó là: Kể từ ngày Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực (ngày 1/7/2016), đối với những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện đã được TAND cấp huyện thụ lý giải quyết trước ngày 1/7/2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho TAND cấp tỉnh giải quyết.
Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong việc tham gia phiên họp sơ thẩm đối với việc xét quyết định xử lý vi phạm hành chính trong việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Pháp lệnh số 09 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên toà thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên toà sơ thẩm, thể hiện đúng đắn, rõ ràng vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp trong hoạt động tố tụng hành chính; tố tụng dân sự; phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng đối với phiên toà sơ thẩm; kiểm sát việc tuân theo pháp luật và đề xuất hướng giải quyết vụ án đối với phiên toà phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Sau mỗi phiên toà, phiên họp, kiểm sát viên phải báo cáo diễn biến, kết quả giải quyết đến lãnh đạo Viện hoặc lãnh đạo Phòng, cập nhật vào sổ thụ lý kết quả; theo dõi chặt chẽ việc Toà án gửi cho Viện kiểm sát các bản án, quyết định.
3. Đối với việc tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm:
Viện kiểm sát cấp huyện tiếp tục chủ động phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu mà Viện kiểm sát tỉnh đã đề ra. Trên cơ sở căn cứ vào số lượng thụ lý các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động thực tế để phấn đấu mỗi Viện kiểm sát cấp huyện tham gia được từ 01 đến 02 phiên toà rút kinh nghiệm trong năm 2016. Đặc biệt tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm đối với các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động có tính tranh chấp phức tạp, đảm bảo sau phiên toà phối hợp với Hội đồng xét xử rút kinh nghiệm được những vướng mắc về tố tụng cũng như về nội dung vụ án, từ đó nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động kiểm sát tại phiên toà đối với các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại tiếp sau.
4. Công tác kiểm sát các bản án, quyết định và thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu, ban hành Thông báo rút kinh nghiệm.
Đối với công tác ban hành kiến nghị, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, thông báo rút kinh nghiệm qua hoạt động kiểm sát:
Để thực hiện tốt Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trên cơ sở Nhiệm vụ, Kế hoạch công tác của ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 2016, Phòng 10 - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đặt ra các chỉ tiêu định hướng về số lượng, chất lượng kháng nghị và giao số lượng kháng nghị cụ thể cho Viện kiểm sát các huyện, thành, thị phấn đấu thực hiện.
Viện kiểm sát cấp huyện tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu, kiểm sát các bản án, quyết định sơ thẩm để từ đó phát hiện được các vi phạm làm căn cứ ban hành các kháng, kiến nghị. Cụ thể:
4.1 Đối với công tác ban hành kháng nghị:
- Đối với Viện kiểm sát cấp huyện: Viện kiểm sát tỉnh Phú Thọ chỉ đạoViện kiểm sát cấp huyện trên cơ sở căn cứ vào số lượng thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính; vụ việc kinh doanh thương mại, lao động do Tòa án cấp huyện giải quyết nhằm kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết các vụ án của Tòa án ngay từ khâu thụ lý cho đến khi xét xử và khi kiểm sát các bản án, quyết định sơ thẩm nhằm kịp thời phát hiện các tồn tại, vi phạm của Tòa án để có căn cứ ban hành kháng nghị.
Riêng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là một trong những đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện tiến hành kiểm sát việc thụ lý và giải quyết một lượng lớn các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động thì Viện kiểm sát tỉnh Phú Thọ yêu cầu Viện kiểm sát thành phố Việt Trì tập trung kiểm sát phát hiện kịp thời được các vi phạm về tố tụng và nội dung vụ án của Toà án nhân dân thành phố Việt Trì để phấn đấu ban hành được từ 01 đến 02 kháng nghị phúc thẩm.
Nghiêm túc thực hiện yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh Phú Thọ trong trường hợp Viện kiểm sát cấp huyện qua kiểm sát bản án, quyết định của Toà án nếu không phát hiện được vi phạm, để Viện kiểm sát tỉnh phát hiện vi phạm kháng nghị, khi xét xử được Toà án chấp nhận thì phải xem xét trừ điểm thi đua khi bình xét thi đua tổng kết năm, đảm bảo chất lượng kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, được Toà án chấp nhận đạt từ 80% trở lên.
4.2 Đối với việc thực hiện quyền yêu cầu và công tác ban hành kiến nghị:
Viện kiểm sát cấp huyện dựa trên cơ sở chủ động, kịp thời nắm bắt các vi phạm của cơ quan Tòa án hai cấp qua công tác kiểm sát toàn diện các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động từ khi nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án và việc giải quyết vụ án, nhất là các việc kinh doanh thương mại do Tòa án đã thụ lý sau đó ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án để tổng hợp một cách cụ thể, đầy đủ, thường xuyên các vi phạm có tính phổ biến và các vi phạm mới của Thẩm phán Tòa án hai cấp trong quá trình áp dụng các quy định của các Bộ luật vào giải quyết vụ án, các vi phạm về tố tụng phổ biến nhưng vi phạm chưa đến mức ban hành kháng nghị thì Viện kiểm sát hai cấp sẽ kịp thời ban hành kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục, sửa chữa.
Ngoài ra, Viện kiểm sát cấp huyện cũng chủ động thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động nếu phát hiện các cơ quan, tổ chức – là đương sự trong các vụ án có nhiều vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động nghiệp vụ của họ thì tổng hợp vi phạm đảm bảo có đầy đủ tài liệu, chứng cứ làm căn cứ ban hành kiến nghị yêu cầu cơ quan, tổ chức nghiêm túc kiểm điểm, khắc phục và thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan đó trong những thời gian tiếp sau.
Viện kiểm sát tỉnh Phú Thọ xác định cũng như kháng nghị thì chỉ tiêu kiến nghị cũng là một trong những chỉ tiêu quan trong trong công tác nghiệp vụ. Do vậy, Viện kiểm sát tỉnh Phú Thọ sẽ theo dõi, ghi nhận các đơn vị Viện kiểm sát huyện, thành, thị nào trong tỉnh ban hành được một hoặc nhiều kiến nghị trong năm 2016 đối với các khâu công tác kiểm sát nói chung trong đó có kiến nghị thuộc khâu công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động nói riêng sẽ được lấy làm căn cứ để bình xét, chấm điểm, xếp loại thi đua đối với tập thể và cá nhân trong năm.
4.3 Để làm tốt nội dung công tác ban hành kháng nghị; kiến nghị, Phòng 10 tiếp tục đưa ra một số biện pháp cụ thể là:
a. Kiểm sát viên cần kết hợp chặt chẽ việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật từ khi thụ lý vụ án, quá trình giải quyết vụ án cũng như kiểm sát tại phiên toà, phiên họp với kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động của Toà án, kịp thời phát hiện vi phạm để thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật. Phòng 10 Viện kiểm sát tỉnh đề nghị các Viện kiểm sát huyện, thành, thị cần kiểm sát chặt chẽ, nếu phát hiện Tòa án cùng cấp có sai sót, lệch lạc trong thu thập chứng cứ, trong áp dụng pháp luật thì Viện kiểm sát kịp thời yêu cầu Tòa án sửa chữa, hoàn thiện đúng theo quy định của Luật tố tụng hành chính; Bộ Luật Tố tụng dân sự và các luật nội dung liên quan. Hạn chế trường hợp những sai lệch trong quá trình thu thập chứng cứ giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm bị Viện kiểm sát tỉnh phát hiện ban hành kháng nghị nhưng trước khi xét xử phúc thẩm Tòa án lại khắc phục được đầy đủ những thiếu xót dẫn đến kháng nghị của Viện kiểm sát không được chấp nhận.
Trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên toà sơ thẩm, khi nhận được bản án, quyết định của Toà án gửi đến phải vào sổ ghi ngày nhận và chuyển ngay cho kiểm sát viên, cán bộ để nghiên cứu. Khi phát hiện có vi phạm thì yêu cầu Toà án chuyển hồ sơ để xem xét, nếu có căn cứ kháng nghị phúc thẩm thì báo cáo lãnh đạo Viện xem xét, quyết định.
Các bản án, quyết định sơ thẩm cũng cần được gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp trên để nghiên cứu và thực hiện thẩm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
b. Trên cơ sở những vi phạm thường gặp trong công tác giải quyết các vụ ¸n hành chính, kinh doanh thương mại, lao động của Toà án, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, tham gia phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm và kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án, cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát dân sự cần đặc biệt lưu ý, đặt trọng tâm nghiên cứu vào các vấn đề sau đây:
1) Các vụ án hành chính liên quan đến quyết định thu hồi đất, vấn đề bồi thường và giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất.
2) Vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, xử lý tài sản thế chấp, tranh chấp hợp đồng vay tài sản, các tranh chấp hợp đồng tín dụng và các vụ án kinh doanh thương mại có quan hệ tranh chấp khác có tính chất phức tạp.
3) Các vụ án xét xử vắng mặt bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
c. Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc quán triệt, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những nhiệm vụ, quyền hạn trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 công tác của ngành kiểm sát năm 2016. Theo đó Viện kiểm sát hai cấp tiếp tục đặt ra các chỉ tiêu cơ bản trong các lĩnh vực công tác đó là: Nâng cao hơn nữa số lượng, chất lượng kháng nghị về kinh doanh thương mại, lao động và hành chính. Thực hiện tốt việc chuyển bản án, quyết định của Viện kiểm sát cấp dưới đến Viện kiểm sát cấp trên đảm bảo kiểm sát chặt chẽ ở cả hai cấp.
d. Chú ý nắm bắt đầy đủ tình hình vi phạm của Toà án, nhất là vi phạm trong việc gửi bản án, quyết định và cung cấp hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát...để kịp thời kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục. Phân công cụ thể các kiểm sát viên phụ trách theo dõi giải quyết án của từng Viện kiểm sát cấp huyện. Đối với các vụ án có nhiều vi phạm về tố tụng và nội dung mà các vi phạm mang tích chất nghiêm trọng sẽ tổng hợp ban hành Thông báo rút kinh nghiệm chung nhằm hướng dẫn các Kiểm sát viên Viện kiểm sát cấp huyện áp dụng thực hiện đúng quy định của các Luật chuyên ngành và Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính sửa đổi bổ sung. Tiếp tục mở sổ theo dõi, tổng hợp vi phạm và định kỳ tổng hợp, đánh giá, kiến nghị chung trong toàn tỉnh.
e. Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới liên quan đến việc thực hiện Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/1/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. Cập nhật và nghiên cứu các Điều luật mới bổ sung, Điều luật được sửa đổi trong Luật Tố tụng hành chính, Bộ Luật Tố tụng dân sự sửa đổi sẽ có hiệu lực kể từ 01/7/2016 để đối chiếu, vận dụng trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, các vụ việc kinh doanh thương mại, lao động.
5. Công tác giải quyết đơn khiếu nại; công tác nhận, xem xét đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm:
Viện kiểm sát cấp huyện thực hiện đúng quy định của Kế hoạch số 09 ngày 04/8/2014 của ban cán sự Đảng Viện kiểm sát tối cao; Kế hoạch số 50 ngày 17/9/2014 của Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát tỉnh và Hướng dẫn mới nhất của Vụ 12 Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Hướng dẫn công tác khiếu tố năm 2016 của Phòng 12 Viện kiểm sát tỉnh về việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những đơn liên quan đến khâu công tác giải quyết vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động.
6. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và phối hợp công tác đối với cấp huyện.
Trên cơ sở Nhiệm vụ, Kế hoạch công tác kiểm sát năm 2016 của Viện kiểm sát tỉnh và Hướng dẫn nghiệp vụ của Vụ 10 - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phòng 10 xây dựng chương trình công tác năm 2016 và hướng dẫn nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp huyện. Nội dung này thể hiện:
- Trong năm 2016, Phòng 10 - Viện kiểm sát tỉnh tiếp tục tăng cường hơn nữa hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong khâu công tác. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành, thị, kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn để có biện pháp chỉ đạo khắc phục và tháo gỡ kịp thời. Chỉ đạo Viện kiểm sát cấp huyện có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, kịp thời về hoạt động khâu công tác của đơn vị mình cho Phòng 10 theo đúng Quy chế nghiệp vụ của ngành. Đối với những vụ, việc phức tạp, những vụ việc dư luận quan tâm thì Lãnh đạo Viện kiểm sát các huyện, thành thị phải trực tiếp kiểm tra, yêu cầu Kiểm sát viên xây dựng báo cáo đề xuất từng vụ, việc cụ thể chuyển đến Phòng 10 kịp thời có hướng giải quyết. Thực hiện việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị theo đúng Quy chế về thông tin, báo cáo, quản lý công tác trong ngành và các Quy chế nghiệp vụ.
- Chú trọng đến việc lập hồ sơ kiểm sát các vụ, việc hành chính, kinh doanh thương mại, lao động của từng Kiểm sát viên phải đảm bảo đúng Quy chế của ngành và nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ kiểm sát.
- Trong năm 2016, Phòng 10 - Viện kiểm sát tỉnh dự kiến sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra độc lập về nghiệp vụ đối với một số đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện (từ 2 đến 3 đơn vị) nhằm tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp huyện.
- Tiếp tục phân công mỗi kiểm sát viên phụ trách từ 3 đến 4 đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện để chủ động trong việc nắm bắt và hướng dẫn nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp huyện, nghiên cứu các bản án, quyết định, các hồ sơ thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp huyện gửi đến.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện chủ động đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ công tác theo hướng dẫn của Vụ 10 và Phòng 10 đưa ra.
Lưu ý: Chú trọng trong việc phát hiện và xử lý vi phạm
Phát hiện những vi phạm cụ thể của Tòa án cùng cấp, xác định nguyên nhân tiến hành kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm;
Tập hợp các dạng vi phạm của Tòa án cùng cấp trong quá trình giải quyết vụ án, định kỳ hàng quý, 06 tháng và 01 năm tiến hành kiến nghị chung yêu cầu khắc phục vi phạm.
7. Thực hiện Công tác đột phá:
Phòng 10 Viện kiểm sát tỉnh và Viện kiểm sát cấp huyện sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả theo Hướng dẫn của Vụ 10 - Viện kiểm sát tối cao trong việc: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án Hành chính; vụ việc lao động, kinh doanh thương mại; phá sản và các việc khác theo quy định của pháp luật năm 2016, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp trong tỉnh Phú Thọ xác định và tổ chức thực hiện tốt công tác đột phá là:
Phát hiện, tập hợp vi phạm trong việc thực hiện quyền yêu cầu của Viện kiểm sát trong tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, từ ngày 01/06/2015 đến hết ngày 31/05/2016, gồm các nội dung cụ thể:
Yêu cầu Tòa án cung cấp hồ sơ, tài liệu; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ.
Thực hiện đúng thời gian tổng hợp vi phạm theo Hướng dẫn của Vụ 10 đó là:
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện hoàn thành việc tập hợp vi phạm và kiến nghị và báo cáo kèm theo danh sách trích ngang từng vụ, việc lên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là ngày 15/07/2016 để Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tập hợp tham mưu lãnh đạo Viện kiểm sát tỉnh, kiến nghị đối với Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh và báo cáo Viện kiểm sát tối cao.
8. Chế độ thông tin báo cáo và tuyên truyền pháp luật:
- Viện kiểm sát hai cấp trong tỉnh thực hiện tốt công tác thống kê nghiệp vụ thuộc lĩnh vực nghiệp vụ liên quan công tác kiểm sát của Phòng; xây dựng các loại báo cáo theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện kiểm sát cấp huyện có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổng hợp báo cáo các chuyên đề nghiệp vụ liên quan đến khâu công tác do Phòng phụ trách. Định kỳ 6 tháng, 1 năm xây dựng báo cáo chuyên đề nghiệp vụ gửi về các Phòng 10 để nắm bắt và theo dõi được đầy đủ kết quả hoạt động kiểm sát ở khâu công tác.
- Làm tốt công tác công tác xây dựng ngành, công tác tham mưu đề xuất bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát:
- Tất cả các bản án, quyết định sơ thẩm cần được gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trước khi hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày đối với bản án và 5 ngày đối với quyết định.
- Đối với Viện kiểm sát cấp huyện, tất cả các vụ việc xin thỉnh thị đều phải được thực hiện bằng văn bản kèm theo hồ sơ chuyển đến Phòng 10 - Viện kiểm sát tỉnh. Phòng 10 thực hiện trả lời thỉnh thị kịp thời bằng văn bản, sao gửi các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ khi cấp huyện có yêu cầu.
- Trước khi quyết định ban hành kháng nghị, Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành, thị kịp thời báo cáo bằng văn bản xin ý kiến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thông qua Phòng 10, Phòng 10 có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Viện phụ trách để cho ý kiến chỉ đạo cụ thể trong việc quyết định ban hành. Đối với các kháng nghị, kiến nghị mà Viện kiểm sát cấp huyện ban hành đều phải gửi cho Phòng 10 Viện kiểm sát tỉnh 01 bản để theo dõi và đóng góp ý kiến khi xếp loại thi đua cuối năm của từng đơn vị.
* Đối với nội dung tuyên truyền pháp luật: Năm 2016, Viện kiểm sát cấp huyện tiếp tục tiến hành thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, pháp luật và hoạt động của Ngành nhất là tuyên truyền, nhận thức các nội dung mới của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Ban chấp hành trung ương đảng, đặc biệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các Nghị quyết quan trọng khác của Quốc Hội nhất là Nghị quyết của Quốc Hội liên quan đến thi hành Luật Tố tụng hành chính sửa đổi năm 2015.
Trên đây là nội dung hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động, các vụ án thực hiện theo Pháp lệnh số 09 đối với Viện kiểm sát cấp huyện năm 2016. Phòng 10 đề nghị đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát các huyện, thành, thị phổ biến đến các đồng chí kiểm sát viên của đơn vị mình để các đồng chí nghiên cứu, nghiêm túc tổ chức thực hiện trong công tác kiểm sát thụ lý và giải quyết các các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động; các vụ án thực hiện theo Pháp lệnh số 09 của cơ quan Toà án đạt chất lượng và hiệu quả.
- Ảnh Hội thao truyền thống lần thứ IV (26/7/1960 - 26/7/2020)
- Ảnh Đại hội Đảng bộ VKSND tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Ảnh Hội thao truyền thống lần thứ III (26/7/1960 - 26/7/2019)
- Cán bộ nữ công VKS 2 cấp dâng hương tượng đài đồng chí Hoàng Quốc Việt năm 2019
- Ảnh cán bộ nữ công VKS tỉnh Phú Thọ tưởng niệm và báo công dâng Bác tại K9
- Thời hiệu khởi kiện áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
-
Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
-
Một số vướng mắc khi áp dụng, thi hành hình phạt Cải tạo không giam giữ, quy định tại Điều 36 BLHS
-
Chi bộ Văn phòng tổng hợp tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý II/2020
-
Trao đổi về thủ tục niêm yết văn bản tố tụng dân sự của tòa án
-
Vướng mắc trong việc áp dụng quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp
-
Một số vướng mắc khi áp dụng quy định của BLHS 2015, sửa đổi 2017 về tội Tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy